[Tải Ebook] Tự truyện một người tu PDF

Taisach.org – Quyển sách Tự truyện một người tu viết về chủ đề Kỹ năng sống. Sách được bán với giá 46.400₫, bạn có thể mua sách bản quyền để ủng hộ tác giả.

Bạn đang xem: Tự truyện một người tu PDF

Thông tin về sách.

Tác giả: Thích Hạnh Nguyện
Số Trang: 394 trang
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Khổ: 14.5×20.5cm

Download ebook Tự truyện một người tu pdf.

Bạn có thể tải sách Tự truyện một người tu tại đây

Tóm tắt nội dung sách Tự truyện một người tu.

Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: “Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ”.
Đời sống của một người xuất gia là một đời sống cao đẹp nhưng rất đầy dẫy những thử thách và cám dỗ. Người xuất gia ở Việt Nam phải chịu đựng sự thử thách với cái khó khăn và nhiều khổ cực trong chùa. Người xuất gia ở hải ngoại thì lại chịu đựng nhiều cái quá tiện nghi và bề bộn công việc trong chùa. Ở hai mặt đều có những tính chất tiêu cực của nó, vì theo tôi đời sống của người xuất gia là đời sống của văn, tư và tu. Văn là sự học hỏi Phật pháp, tư là sự tư duy và chiêm nghiệm những điều đã nghe và học và tu là thường xuyên quán tưởng và đem áp dụng những điều mình đã tư duy chiêm nghiệm ấy vào sự tu tập hành trì của mình trong đời sống hàng ngày. Ba pháp văn tư và tu ấy đòi hỏi bên cạnh một thời gian thư thái, quang cảnh nhẹ nhàng và một vị thầy đầy lòng bi mẫn, thương xót khuyên nhấc đệ tử gắng công tu học. Người ta có thể cho rằng tu thì trong trường hợp nào tu cũng được, dù cực khổ, khó khăn hay bận rộn đến đâu. Nhưng dẫu biết rằng chịu khổ cực cũng là tu, khó khăn cũng là tu, bề bộn công việc cũng là tu, cái gì cũng là tu hết nhưng biết cách tu hơn một chút, có thời gian tư hơn một chút, sống nhẹ nhàng thánh thoát hơn một chút, được nghe Phật pháp, được dạy bảo, khuyên răn nhiều hơn một chút thì sự tu hành sẽ có lẽ tốt đẹp hơn, đỡ nhàm chán hơn và người đó sẽ đủ vững niềm tin hơn để có thể đi suốt đoạn đường tu hành của họ.
Rồi bên cạnh là trăm thứ cám dỗ khác mà người tu phải giáp mặt trong đời sống hàng ngày giữa một xã hội vật chất Tây phương. Cám dỗ thì vô vàn, nhưng đại loại không ngoài những cái chính như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghĩ tình yêu, tình dục.v.v… Đây là những thứ làm ngươi tu sa ngã và thất bại nhiều nhất trong đời sống tu hành của họ dù người đó có chính thức hoàn tục hay không, nhưng nếu bị đắm nhiễm và vướng vào thì cũng xem như là thất bại rồi.
Những thứ cám dỗ mà tôi viết ra trong sách này không phải là những chỉ trích: chê bai khi mà tất cả con người chúng ta đang sống và đắm nhiễm trong đó. Tôi chỉ viết với những nhận định và cảm tưởng cá nhân của một người tu như tôi khi nhìn về nó. Đây là cách nhìn và quán chiêu để tu tập, giữ tâm hầu tránh sự việc là bị đắm nhiễm và vướng mắc vào. Dĩ nhiên trong sự tu hành của một người tu tôi cần phải nhìn những thứ cám dỗ ấy càng tiêu cực, càng xấu xa càng tết vì như vậy nó sẽ không che mắt được tôi và quyến rũ tôi dưới bất cứ hình thức nào. Vậy nên cái nhìn và sự quán chiếu những thứ cám dỗ ấy là xấu xa, tội lỗi sẽ không phải cái nhìn, quán chiếu và xem những người đang vướng vào những cám dỗ ấy là xấu xa, tội lỗi và đáng khinh thường. Một khi biết rằng tôi đã và đang tróc vây trầy da khi cố gắng vượt thoát những cám dỗ ấy và bao nhiêu người chưa thể vượt thoát được, thì tôi sẽ có lòng cảm thông để tìm cách chia xẻ, khuyên lớn và ban bố những kinh nghiệm khó khăn mà tôi đã vượt qua. Lời thầy Nhất Hạnh nói: “có hiểu mới thương” có lẽ rất đúng trong trường hợp này.
Mục tiêu tối hậu của đời sống xuất gia là sự giải thoát, giải thoát ngay trong đời này chứ không phải là chỉ qua những lời cầu nguyện giải thoát và nghĩ rằng giải thoát chỉ có thể đến với mình vào những kiếp sống tới. Một người xuất gia mà không tin mình có khả năng giải thoát và có thể giải thoát ngay trong đời này là một người xuất gia đáng bị la rầy và khiển trách. Nhưng đối với mục tiêu tối hậu là giải thoát của người xuất gia thì trên con đường đi đến mục tiêu ấy, những công việc mình làm mình nói, mình suy tưởng cũng phải mang những ý nghĩa, giá trị và lợi ích cho mục tiêu giải thoát của mình. Không hàm mang tất cả những điều này thì có thể là ta đã đi chệch hướng mà ta từng phát nguyện lúc ban đầu.
Tôi muốn trình bày nơi đây trong tập sách này một chặng đường đã đi qua với bao thử thách cam go, mà tôi nếu không nhờ có sự hộ trì của chư Phật, của những nhân duyên lành trong quá khứ thì tôi đã sa ngã tự bao giờ. Sa ngã để trở về đời sống phàm tục như xưa thật ra cũng chẳng xấu; nó chỉ nói lên sự thất bại của mình đối với con đường thánh thiện mà mình một thời đã nhất quyết chọn cho được. Kinh nghiệm là một bài học cho ta học hỏi nhất là kinh nghiệm của nhiều sự sai lầm. Nhưng không hiểu sao cuộc đời tu của chính tôi lại có quá nhiều kinh nghiệm sai lầm. Thế nhưng trong nhiều cái sai ấy, tôi được đạo, được các bậc thầy soi sáng để nhìn lại, thấy mình hơn và trong sự nhận chân qua những ăn năn hối cải đó, tôi quyết chí muốn trở thành một con người lương thiện hơn, chân chánh và có phạm hạnh hơn trong .đời sống xuất gia tu học của mình.
Mục lục:
Lời mở đầu
Chút kỷ niệm thuở ấu thời
Phương tây
Thức tỉnh và xuất gia
Học hạnh một người tu
Cái tu trong xã hội tân tiến
Tập học cuộc đời
Cám dỗ
Tiền tài
Sắc đẹp
Danh vọng
Cái ăn
Ngủ
Tình yêu
Dục vọng và đam mê
Ra đi
Giới thiệu tác giả:
Thích Hạnh Nguyện – sinh năm 1967 và xuất gia năm 1987 tại chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc.
Năm 1991 sang Ấn Độ tu học tại các thiền viện Phật giáo Tây Tạng.
Năm 1992, thọ giới Tỳ kheo với Đức Dalai Lama và năm 1994 đến 1997 tu học tại tu viện Sera, một Đại học Phật giáo Tây Tạng lớn tại miền Nam Ấn Độ.
Năm 2000 sáng lập và xây cất Trugn tâm tu học Viên Giác, trung tâm tu học Phật giáo Việt Nam tại Bodhgaya, nơi Đức Phật Thành đạo, Ấn Độ.
Năm 2002, rời Ấn Độ sang Trung Quốc tu học.
Năm 2005 trở về Thái Lan và xây dựng Chùa Cực Lạc tại Chiangmai, miền Bắc Thái Lan và trụ trì Chùa Cực Lạc cho đến nay.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Xem thêm:  [Tải Ebook] Tay buông ráng hồng PDF

Review sách Tự truyện một người tu.

Đang cập nhật…

Mua sách Tự truyện một người tu ở đâu.

Bạn có thể mua sách Tự truyện một người tu chính hãng tại đây với giá 46.400₫.

Tìm kiếm liên quan

Tự truyện một người tu PDF

Tự truyện một người tu Full

Tải sách Tự truyện một người tu Ebook Mobi

Tự truyện một người tu EPUB

Ngày xuất bản: December 15, 2021 @ 5:22 pm

Cập nhật lúc 15:38 - 09/07/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận