[Tải Ebook] Văn hóa làm việc với người Nhật PDF

Taisach.org – Quyển sách Văn hóa làm việc với người Nhật viết về chủ đề Bài học kinh doanh. Sách được bán với giá 52.000₫, bạn có thể mua sách bản quyền để ủng hộ tác giả.

Bạn đang xem: Văn hóa làm việc với người Nhật PDF

Thông tin về sách.

Tác giả: John C. Condon & Tomoko Masumoto
Số Trang: 259 trang
Khổ: 13 x 20.5 (cm)
Nhà xuất bản: Lao động

Download ebook Văn hóa làm việc với người Nhật pdf.

Bạn có thể tải sách Văn hóa làm việc với người Nhật tại đây

Tóm tắt nội dung sách Văn hóa làm việc với người Nhật.

“Tôi đã dành 20 năm ở Nhật, nhưng tôi có thể thành thật mà nói rằng Văn hóa làm việc với người Nhật Bản đã mở mắt cho tôi tới một sự hiểu biết mới mẻ và hữu ích hơn về những giá trị cốt lõi và những giải thiết ẩn bên dưới cách người Nhật suy nghĩ và tương tác. Phiên bản mới này có nhiều lời khuyên và kiến thức thực tế hơn phiên bản trước, và tôi tin rằng nó sẽ soi sáng cho những người phương Tây hiện đang làm việc với các công ty của Nhật giống như nó đã tác động tới tôi.”
– Ted Dale, chủ tịch & Trưởng phòng sáng tạo, Aperian Global
“Một cái nhìn cân bằng tuyệt vời giữa người trong nước và người nước ngoài về văn hoá Nhật Bản. Nếu người đọc quan sát và tham gia vào các hoạt động kinh doanh và văn hoá của Nhật theo như các tác giả gợi ý, họ chắc chắn sẽ thành công trong bất cứ việc gì họ định làm ở Nhật.”
– Kichiro Hayashi, tiến sĩ, giáo sư danh dự, Đại học Aoyama Gakuin, Tokyo, cựu chủ tịch Hiệp hội Quan hệ Đa văn hoá Nhật Bản
“Như các đầu bếp, John Condon và Tomoko Masumoto mời chúng ta nếm, ngửi, cảm nhận và trải nghiệm những khía cạnh phong phú, tinh tế và phức tạp của văn hoá Nhật Bản. Mỗi món đều được bày biện và phục vụ một cách khéo léo, nhịp điệu chảy mượt mà giữ các khái niệm, so sánh, ví dụ và các áp dụng. Đọc cuốn sách này khiến tôi muốn tới Nhật Bản… ngay bây giờ!”
– Nagesh Rao, giảng viên, Học viện Quản lý Ấn Độ, Ahmedabad, Ấn Độ
Khi phiên bản trước của cuốn sách này được xuất bản năm 1984, nó nhanh chóng trở thành kinh thánh cho những người phương Tây muốn hiểu và xử lý công việc một cách hiệu quả ở Nhật, hồi đó được coi là nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới. Giờ đây, sau gần 30 năm, John C. Condon – với sự hợp tác của Tomoko Masumoto – đã chỉnh sửa, cập nhật và mở rộng cuốn sách kinh điển đó, lần này đặc biệt nhắm tới những người phương Tây làm việc trong các tổ chức của Nhật Bản.
Kể từ 1984, rất nhiều điều trên thế giới đã thay đổi. Sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989, sự sụp đổ của Liêng bang Soviet năm 1991 và sự trỗi dậy của các nền kinh tế trong nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đều đã đóng góp vào quá trình toàn cầu hoá nhanh chóng mà chúng ta đang chứng kiến. Ở Mỹ, ở thập niên 1980, không mấy ai dự đoán được mạng Internet sẽ phát bùng nổ và đổ vỡ vào những năm 1990, thảm hoạ 11 tháng Chín, 2001 hay cuộc bầu cử vị tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mĩ năm 2008. Nhật Bản – thường được xem là một xã hội bảo thủ và chậm thay đổi – chứng kiến hiện tượng vỡ bong bóng bất động sản từ đầu những năm 1990, sự tiếp tục “thập niên mất mát” của nền kinh tế ì trệ, và, vào năm 2009, một “thay đổi chế độ” – cuộc bầu cử vào chính quyền mà lần đầu tiên trong 54 năm chính phủ mới không thuộc về Đảng Dân chủ tự do (LDP) được nhiều người em là sự kiện chính trị quan trọng nhất trong lịch sử hậu chiến của Nhật.
Bất chấp những thay đổi trọng yếu, bối cảnh chung vẫn giữ nguyên. Nước Mĩ duy trì vị trí siêu cường của thế giới, Nhật Bản tiếp tục là trung tâm công nghệ cao và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP, hai quốc gia này vẫn là đồng minh và đối tác thân thiết. Và, như trường hợp của những năm 1980, sự khác biệt văn hoá bén rễ sâu sắc giữa Nhật Bản và Mỹ (cũng như phía Tây) tiếp tục gây cản trở sự trao đổi thông tin, hiểu biết và hợp tác, dù ở mức độ cá nhân, doanh nghiệp, phi lợi nhuận hay chính phủ.
Đó là lý do vì sao cuốn sách này rất quan trọng. Nó mang tới một sự hướng dẫn tuyệt vời cho những người muốn hiểu được những khác biệt giữa Nhật với các nước phương Tây, và cách để giải quyết những khác biệt đó nhằm phát triển hoạt động trao đổi thông tin, cộng tác và hợp tác. Khi đọc cuốn sách này, tôi thấy mình liên tục gật đầu đồng ý với những điểm được đưa ra, dựa trên cả cuộc đời quan sát và tham gia vào những tương tác của Nhật với phương Tây. Tôi xin chỉ ra đây một vài ví dụ:
1. Honne và tatemae. Trong nội dung thảo luận ở Chương 3 về honne và tatemae và ở Chương 4 về 16 cách khác nhau để nói “không” nhắc tôi nhớ rằng đây là một trong những nguồn gốc cơ bản cho hiện tượng truyền thông sai lệch và hiểu nhầm giữa người phương Tây và người Nhật. Truyền thống thiên về chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa kinh nghiệm và tranh luận của người Mỹ – Anglo một cách tự nhiên sẽ khiến nhiều người phương Tây muốn tập trung vào “dữ kiện, không gì ngoài dữ kiện.” Truyền thống bảo toàn sự đồng thuận nhóm, tránh xung đột và tranh luận công khai thường của Nhật thường dẫn tới việc tránh nói “không” hoặc đồng ý trên nguyên tắc chứ không phải trên các chi tiết riêng biệt. Đây là nguồn gốc bất biến của sự hiểu lầm và thậm chí là mất lòng tin, khi người phương Tây về sau mới nhận ra rằng điều mà họ nghĩ là “có” hoá ra đơn giản chỉ là một cách nói “không” theo kiểu giữ thể diện. Trong cuốn sách bán chạy nhất xuất bản năm 1989, một nhà báo nổi tiếng của Hà Lan đã đi xa tới mức định nghĩa tatemae là “sự lừa dối được xã hội phê chuẩn.”
2. Diễn đạt bằng lời. Nội dung thảo luận trong Chương 4 về “Lời nói là bạc, nhưng im lặng là vàng” khiến tôi nhớ tới câu chuyện sau. Một người bạn Nhật của tôi dành một năm để làm sinh viên trao đổi của chương trình AFS (American Field Service) ở Mỹ kể với tôi rằng khi cô không lên tiếng trong các cuộc họp ở trường trung học Mỹ, các giáo viên và học sinh cùng lớp cô coi cô là ngốc (giả thiết của người Mỹ là sự im lặng của cô chứng tỏ sự ngu dốt). Đến khi trở lại trường trung học ở Tokyo, khi cô lên tiếng trong các buổi họp, các giáo viên và bạn học coi cô là ngốc (vì không có được hiểu biết thông thường của người Nhật là duy trì sự đồng thuận nhóm bằng cách giữ im lặng). Quả thật rất khó để có vẻ thông minh ở cả hai xã hội với cùng một kiểu hành động, bởi vì ở xã hội này có những giá trị và hành động được mong muốn – như ở Mỹ là phải lên tiếng – lại được coi là không mong muốn trong một xã hội khác.
3.Khiêm tốn. Phần thảo luận trong Chương 4 về tính khiêm nhường khiến tôi nhớ tới một điều. Ở Nhật, nếu một người có vẻ quá tự tin về bản thân, người đó sẽ có nguy cơ đánh mất sự ủng hộ của những người khác, vì quan điểm của nhiều người Nhật là “Nếu bạn tự tin như thế về bản thân, chắc hẳn bạn không cần sự hỗ trợ của tôi.” Mặt khác, cách chắc chắn nhất để đánh mất sự hỗ trợ của người phương Tây là tỏ ra thiếu tự tin, bởi vì quan điểm của phương Tây thường là “Làm sao tôi tin tưởng được vào anh nếu anh không tự tin vào mình?” Điều này phần nào giải thích sự thiếu tự tin được thể hiện ở những nhà lãnh đạo cấp cao ở Nhật khi thuyết trình. Xu hướng tránh để lộ ra sự tự tin có thể là một bất lợi đối với những người Nhật có năng lực nhưng lại khiêm tốn khi người phương Tây phỏng vấn họ cho cơ hội thăng tiến hay một công việc mới.
4.Thời gian. Phần bàn luận trong Chương 6 về thời gian nhắc tôi nhớ rằng người Nhật đúng giờ chằn chặn (nếu không muốn nói là đến mức ám ảnh). Ở phương Tây, đến ăn tối hay dự tiệc “muộn một cách lịch lãm” – một vài phút hoặc (nhất là ở phía nam Châu Âu và Mỹ Latinh) thậm chí cả tiếng đồng hồ hoặc hơn so với giờ hẹn được coi là chuyện bình thường. Thực tế, đến sớm hơn có thể khiến chủ nhà xấu hổ nếu họ chưa tới nhà hàng hoặc đang còn thực hiện nốt những công đoạn chuẩn bị cuối cùng ở nhà. Tuy nhiên, ở Nhật, các vị khách thường đến chính xác vào giờ hẹn, thậm chí sớm hơn, để bày tỏ sự kính trọng với gia chủ. Vì thế, người Nhật thường khó chịu với người phương Tây vì quá bất lịch sự khi tới muộn, trong khi đó, người phương Tây lại thường bực mình với người Nhật vì quá vô tâm khi tới sớm. Đôi bên đều cố gắng lịch sự và quan tâm tới người kia, nhưng lại không được thấu hiểu hay đánh giá cao.
5.Quan hệ người với người. Phần thảo luận ở Chương 6 về thời gian và các mối quan hệ đã làm bật lên thực tế là người Nhật có xu hướng trân trọng các mối quan hệ lâu dài giữa người với người hơn nhiều người phương Tây. Và ở Nhật, những mối quan hệ này có thể ảnh hưởng sâu sắc tới thành công trong công việc làm ăn của một người. Trong khi đó, nhiều người phương Tây coi công việc là một chuỗi các giao dịch tại chỗ, không liên quan gì đến nhau, chỉ đơn thuần dựa trên các tiêu chuẩn kinh tế khách quan như giá cả, nhiều người Nhật đặt các quyết định kinh doanh một phần trên lòng tin và sự tin tưởng họ có với đối tác, vì dịch vụ, hoạt động bảo trì và độ tin cậy bao gồm cả các yếu tố con người bên cạnh chất lượng sản phẩm được bán ra. Thêm vào đó, ở Nhật, công A có thể nhân nhượng cho công ty B với kỳ vọng rằng, trong tương lai, công ty B sẽ đền đáp. Nhưng những thương vụ ngấm ngầm như thế chỉ có thể được thực hiện nếu hai công ty đều biết rõ về quá khứ quan hệ giữa hai bên, căn cứ trên sự liên tục của các mối quan hệ giữa các cá nhân theo thời gian.
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều ví dụ từ kinh nghiệm của tôi loé lên trong đầu khi tôi đọc cuốn sách đáng tiền này. Các ví dụ của tôi xem có vẻ tầm thường, nhưng như Condon và Masumoto đã lý giải, những khác biệt nhỏ bé trên bề mặt có thể ch giấu những khác biệt cơ bản hơn về cách nuôi dạy, giáo dục, văn hoá và các giá trị. Và những khác biệt này có thể dẫn tới những kết quả hệ trọng trong kinh doanh, kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia.
Tất nhiên, toàn cầu hoá cũng đang tác động lên Nhật Bản. Với nhiều người nước ngoài và nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật hơn, cùng với việc người Nhật ở nước ngoài nhiều hơn, thật ngày càng khó vạch rõ ra những khác biệt giữa “chất Nhật” và “không Nhật.” Quả thực, một số thanh niên Nhật Bản, những người đã ở nước ngoài một thời gian dài lại thiên về chủ nghĩa cá nhân hơn là thiên về nhóm, khẳng định bản thân hơn là khiêm nhường, nói ngoại ngữ lưu loát hơn là giữ im lặng, và hiếu chiến thay vì đồng thuận. Nhưng những cá nhân này vẫn là ngoại lệ ở Nhật, nhất là bên ngoài Tokyo.
Vì vậy, với những người phương Tây sống trong xu thế chủ đạo ở Nhật, đây là cuốn sách rất nên đọc. Nó sẽ khiến người đọc tinh tế hơn với những khác biệt giữa Nhật Bản và phương Tây, giải thích vì sao lại có những khác biệt này và gợi ý cách vượt qua chúng. Cuốn sách là một cẩm nang vô giá để thúc đẩy giao tiếp, sự hiểu biết và hợp tác giữa người phương Tây và người Nhật.
Mục lục:
Lời khen tặng
Lời giới thiệu
Lời cảm ơn
MỘT: Tất cả những gì tôi thực sự cần biết, họ đã học ở trường mẫu giáo
HAI: Trật tự xã hội
BA: Không chỉ là gặp nhau: Tất cả những vấn đề bối cảnh
BỐN: Giao tiếp hàng ngày
NĂM: Tại chỗ
SÁU: Về thời gian
BẢY: Đợi phản hồi
TÁM: Học hỏi qua công việc
CHÍN: Hòa hợp với nhịp điệu của năm
MƯỜI: Làm việc ở Nhật Bản: Bảy gợi ý

Xem thêm:  [Tải ebook] Trí Tuệ Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý Nhân Sự - Financial Intelligence PDF

Review sách Văn hóa làm việc với người Nhật.

Đang cập nhật…

Mua sách Văn hóa làm việc với người Nhật ở đâu.

Bạn có thể mua sách Văn hóa làm việc với người Nhật chính hãng tại đây với giá 52.000₫.

Tìm kiếm liên quan

Văn hóa làm việc với người Nhật PDF

Văn hóa làm việc với người Nhật Full

Tải sách Văn hóa làm việc với người Nhật Ebook Mobi

Văn hóa làm việc với người Nhật EPUB

Ngày xuất bản: December 24, 2021 @ 7:57 am

Cập nhật lúc 21:04 - 03/05/2023
Sách cùng chủ đề

Bình luận