Taisach.org – Quyển sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh viết bởi tác giả NXB Lao Động và được Takahashi Nobuyuki phát hành. M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh được bán với giá 53,100₫, hãy mua sách để ủng hộ tác giả bạn nhé.
Bạn đang xem: M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh PDF
Thông tin về sách
Mã hàng | 8935280904064 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Thái Hà |
Tác giả | Takahashi Nobuyuki |
NXB | NXB Lao Động |
Năm XB | 2016 |
Trọng lượng (gr) | 250 |
Kích Thước Bao Bì | 13 x 19 |
Số trang | 172 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Download ebook M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh pdf.
Bạn có thể tải sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh tại đây
Nội dung sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh.
Perfect Slogan – Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi mà lượng thông tin được truyền tải tăng lên một cách nhanh chóng thì vai trò của ngôn từ trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng. Có thể nói ngôn ngữ chính là hạt nhân cốt lõi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Về cơ bản, mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều trải qua hai giai đoạn “ý tưởng” và “ngôn từ hóa” ý tưởng đó. Do đó, những người làm trong doanh nghiệp, đặc biệt là những copywriter cần phải nắm vững nghệ thuật sử dụng ngôn từ để có thể truyền tải một cách trọn vẹn toàn bộ ý tưởng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, qua đó biến ngôn từ thành sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.
Bằng kinh nghiệm lâu năm làm trong ngành quảng cáo, Nobuyuki Takahashi sẽ chỉ ra cho chúng ta các quy tắc cụ thể để diễn giải các ý tưởng thành các thông điệp cốt lõi, nêu bật lên được sứ mệnh, tầm nhìn cũng như những giá trị căn bản của doanh nghiệp. Cùng với những gợi ý thực tế bao gồm khoảng 150 thông điệp, slogan, phương châm từ các doanh nghiệp thành công tại Nhật Bản và trên thế giới, chúng ta sẽ thấy được quan điểm, cách nhìn và quá trình diễn giải những ý tưởng lớn thành ngôn từ cụ thể.
Qua cuốn sách, chúng ta sẽ tự rút ra được cho mình phương pháp nhìn nhận vấn đề cũng như cách tiếp cận từng đối tượng khách hàng, từ đó nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn từ như một chìa khóa quyền năng và đầy sáng tạo để mở ra cánh cửa kết nối đến người tiêu dùng.
Mục lục:
Phần I: Thời đại phi ngôn ngữ
Phần II: Quản lý ngôn từ
Phần III: Ngôn từ là khởi điểm kinh doanh
Phần IV: Các quy tắc tạo thông điệp cốt lõi
Thông tin tác giả:
Takahashi Nobuyuki
Sinh năm 1940. Ông làm việc tại công ty Hakuhodo từ năm 1968. Ông từng là nhà viết quảng cáo, trưởng phòng chế tác của công ty, giám sát nhóm sản xuất và tổ thiết kế thị trường. Từ năm 2000, ông là giám đốc điều hành của công ty con của Hakuhodo, hiện tại ông là một nhà kế hoạch tự do. Ông lập kế hoạch, tạo concept cho các công ty, làm nhà tư vấn, nghiên cứu và viết sách.
Trích đoạn sách:
Ngôn từ có sức mạnh lay động con người
Người ta cho rằng mục đích cuối cùng của marketing là “tạo ra nhu cầu”. Vậy nên đòi hỏi nhà kinh doanh phải luôn thử thách với cái mới. Và vì là những điều mới nên sẽ không có ví dụ cụ thể đi trước. Càng phát triển ý tưởng của bản thân thì càng phải biến những ý tưởng giá trị như: tôi muốn là cái gì, tôi muốn trở thành như thế nào… thành những khái niệm chung được mọi người tiếp nhận. Ở giai đoạn này, chúng ta cần đến những ngôn từ có khả năng tập hợp các “ý tưởng”. Chúng ta cần những từ ngữ để cho các thành viên trong công ty, trong các nhóm luôn đi cùng một hướng để tiến đến mục tiêu xa hơn. Thêm vào đó, dù có nhìn nhận theo quan điểm kinh doanh thì trong xã hội phức tạp như hiện nay, ngôn từ chúng ta sử dụng vẫn phải luôn hướng tới yếu tố con người. Chúng ta phải truyền tải đến sâu thẳm tâm hồn của khách hàng những thông điệp mới như: “Chúng tôi hướng đến điều gì? Chúng tôi thực hiện theo phong cách như thể nào…” Hơn nữa, nhờ ngôn từ mà chúng ta có thể cùng chia sẻ, cảm nhận, nâng cao động lực, đưa ra những hoạt động trên cả mong đợi. Vì ngôn từ chính là nguồn động lực của tất cả mọi vấn đề.
Ngôn từ giúp chúng ta thể hiện rõ phương châm hoạt động và trở thành kim chỉ nam cũng như nhân tố then chốt cho mọi hoạt động kinh doanh. Vì chính ngôn từ tạo nên khung sườn cho mọi chiến lược. Trong hình gợi ý 15 là thông điệp với vai trò tiên phong trong chiến dịch mở cửa hàng Uniqlo ở New York. Uniqlo đã thể hiện quyết tâm của mình bằng thông điệp: “Chúng tôi muốn thực hiện kinh doanh như thế này…” và đưa thông điệp này đến New York. Chắc chắn nhà sản xuất đã tính toán để có thể đem đến một thông điệp chứa đựng những tinh hoa kỹ thuật đáng tự hào của Nhật Bản cùng với những đề xuất mới của doanh nghiệp và chính những thông điệp này đã trở thành hạt nhân trong việc giao tiếp với khách hàng, có khả năng làm lay động lòng người. Ngôn ngữ không chỉ định hình bên ngoài mà còn là khởi điểm của mọi hoạt động. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc liệu mình có thể thực sự hành động theo những thông điệp này hay không? Nếu không có những nét độc đáo, những quy tắc của riêng mình thì doanh nghiệp không thể truyền tải thông điệp đến khách hàng.
Gợi ý 15
Quan niệm về marketing toàn cầu hóa của Uniqlo
“Công nghệ Nhật bản”
(nhãn hiệu của Uniqlo)
Chúng tôi muốn thực hiện công việc kinh doanh như vậy ở New York… Chúng tôi ngôn từ hóa ý tưởng đó và đưa kỹ thuật của Nhật Bản lên thành thương hiệu trong kinh doanh.
Thông qua các sản phẩm quần áo giữ nhiệt, chúng tôi sẽ đưa vào New York một phong cách thời trang mới, đồng thời quảng bá tới toàn thế giới về công nghệ độc đáo của Uniqlo.
Với các doanh nghiệp được tạo nên từ một tập hợp các cá nhân, nếu muốn phát huy tối đa sức mạnh của mình thì phải xác định rõ những vấn đề chung một cách thuyết phục. Đó chính là “ý thức mục đích” và “giá trị quan”. Trước đây, các vấn đề cốt lõi đều có thể được trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những người trong công ty với người tiêu dùng nên mọi việc rất dễ hiểu. Còn trong xã hội thông tin hóa ngày nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, lượng thông tin gia tăng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, thông tin đang có chiều hướng “ngắn gọn, hời hợt, chớp nhoáng” và thiếu chiều sâu. Chúng ta rất khó có thể nhận ra những vấn đề quan trọng như: “Thực sự cái gì mới là điều cần thiết? Đâu mới là cái quan trọng? Chúng ta có thể tin tưởng cái gì? Ở đâu?…” Chính trong bối cảnh đó. những vấn đềmang tính cốt lõi, nguyên tắc, cơ sở cho kinh doanh lại càng trở nên quan trọng.
Chúng ta hãy đưa thông điệp cốt lõi chứa đựng thông tin về “điều quan trọng nhất” lên làm lá cờ tiên phong trong công việc kinh doanh. Vì thông điệp cốt lõi này sẽ được sử dụng một cách chiến lược, trở thành chìa khóa thành công cho tất cả các “triết lý và hành động” trong kinh doanh. Đặc biệt khi đối thoại chính là khó khăn mang tính chất chủ quan lớn nhất trong công việc kinh doanh. Muốn giải quyết vấn đề của doanh nghiệp thì phải nhờ vào sợi dây liên kết từng cá nhân với chủ trương, tầm nhìn của doanh nghiệp chứ không phải dựa vào lý luận hay logic. Sợi dây liên kết đó chính là thông điệp cốt lõi. Tại sao lại như vậy? Vì việc diễn đạt điều mình muốn truyền đạt bằng “một thông điệp” chính là điều kiện tiên quyết. Nói cách khác, như trong gợi ý 16, thông điệp cốt lõi tăng cường mối liên kết với chủ đề chính, đồng thời nắm giữ chìa khóa và là khởi điểm của mọi hoạt động kinh doanh.
Gợi ý 16: “Thông điệp chính” – Khởi điểm kinh doanh
Thông điệp chính ngắn gọn:
Review sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh.
Đang cập nhật…
Mua sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh ở đâu.
Bạn có thể mua sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh bản quyền tại đây với giá 53,100₫.
Tìm kiếm liên quan
Download sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh PDF
Tải sách M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh ebook
M1- Để ngôn từ trở thành sức mạnh EPUB
Ngày xuất bản: January 28, 2022 @ 10:10 pm