Taisach.org – Quyển sách Lên gác rút thang viết về chủ đề Bài học kinh doanh. Sách được bán với giá 63.200₫, bạn có thể mua sách bản quyền để ủng hộ tác giả.
Bạn đang xem: Lên gác rút thang PDF
Thông tin về sách.
Download ebook Lên gác rút thang pdf.
Bạn có thể tải sách Lên gác rút thang tại đây
Tóm tắt nội dung sách Lên gác rút thang.
Hiện nay, các nước đang phát triển phải chịu sức ép lớn từ các nước đã phát triển cũng như từ việc thiết lập chính sách phát triển quốc tế do chính các nước đã phát triển kiểm soát trong việc áp dụng những “chính sách tốt” và “thiết chế tốt” nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của những quốc gia này. Theo chương trình nghị sự này, “những chính sách tốt” là những chính sách được người ta soạn cho nhiều quốc gia dưới tên gọi: đồng thuận Washington, bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô giới hạn, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, tư nhân hoá và giảm bớt sự can thiệp của nhà nước. “Những thiết chế tốt” về cơ bản chính là những thiết chế của các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia Anglo-America, trong đó có: chế độ dân chủ, bộ máy hành chính tốt, bộ máy tư pháp độc lập, quyền sở hữu tư nhân (bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) được bảo vệ một cách chắc chắn; và các thiết chế tài chính cũng như quản trị công (trong đó có ngân hàng trung ương độc lập về mặt chính trị) phải minh bạch và hướng theo thị trường.
Như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau của tác phẩm này, đã có những thảo luận sôi nổi về việc các chính sách và thiết chế được đề nghị có thích hợp với các nước đang phát triển hiện nay hay không. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, nhiều người phê bình, tức là những người nghi ngờ về khả năng ứng dụng của các khuyến nghị này vẫn tin rằng các chính sách và thiết chế “tốt” đó đã được các quốc gia đã phát triển áp dụng khi những nước này còn đang phát triển.
Ví dụ, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng Anh quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới vì đã thực hiện chính sách tự do kinh doanh (laissez-fairepolicy), trong khi nước Pháp lẽo đẽo theo sau vì áp dụng các chính sách can thiệp. Tương tự như vậy, nhiều người tin rằng việc Hoa Kỳ từ bỏ chính sách thương mại tự do và ủng hộ luật thuế xuất nhập khẩu Smooth-Hawley ngay vào giai đoạn ban đầu của cuộc Đại khủng hoảng (1930) là “hành động chống thương mại hết sức dại dột có thể thấy được và gây ấn tượng sâu sắc nhất” – đấy là lời của ông Bhagwati, một nhà kinh tế học ủng hộ thương mại tự do nổi tiếng.
Một ví dụ khác về niềm tin cho rằng các quốc gia đã phát triển đạt được tình trạng kinh tế của mình bằng các chính sách và thiết chế tốt là lời tuyên bố được người ta nhắc đi nhắc lại rằng không có quyền sở hữu bằng sáng chế hay các quyền sở hữu trí tuệ cá nhân khác thì những quốc gia này sẽ không thể tạo ra được những ngành công nghệ làm cho họ trở thành thịnh vượng. Trung tâm luật quốc gia về thương mại tự do Trung Mỹ nằm ở Hoa Kì đã từng tuyên bố rằng “Tài liệu lịch sử ở các nước đã công nghiệp hoá, tức là những nước đã bắt đầu như là nước đang phát triển, chứng minh rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ mạnh nhất để phát triển kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và phổ biến công nghệ mới cũng như văn hoá nghệ thuật”. …
Nhưng, có đúng là những chính sách và thiết chế được khuyến nghị cho các quốc gia đang phát triển là những những chính sách mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi còn là những nước đang phát triển hay không? Chỉ nhìn bên ngoài, dường như đã có một vài bằng chứng lịch sử nói rằng không phải như thế. Một vài độc giả có thể biết rằng nước Pháp trong thế kỷ XIX – trái ngược với bản chất của nó trong thế kỷ XVIII hay thế kỷ XX – là nước rất bảo thủ và là quốc gia chủ trương không can thiệp vào thị trường. Chúng ta cũng có thể đã biết rằng thuế xuất nhập khẩu ở Hoa Kì là cao, ít nhất là sau cuộc Nội chiến. Chắc hẳn, một số người đã từng nghe nói rằng mãi đến năm 1913 Ngân hàng Trung ương Mỹ, tức là Hội đồng dự trữ liên bang (FEB) – mới được thành lập. Thậm chí một vài người trong chúng ta có thể biết rằng Thụy Sĩ đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về công nghệ trên thế giới vào thế kỷ XIX dù không có luật về bằng sáng chế.
Sau khi có những bằng chứng chống lại quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản như thế, cần phải hỏi rằng phải chăng vì một lý do nào đấy, các nước đã phát triển đang tìm cách che dấu “bí mật dẫn đến thành công của họ”. Tác phẩm này tâp hợp các yếu tố khác nhau từ những tài liệu lịch sử trái ngược với quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản và cung cấp một bức tranh đầy đủ và dễ hiểu về những chính sách và thiết chế mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi họ còn là những nước đang phát triển. Nói cách khác, tác phẩm này bàn về : “Đâu là nguồn gốc thật sự của sự giàu có của các quốc gia?”
Mục lục:
Chương I: DẪN NHẬP: Đâu là nguồn gốc thật sự của sự thịnh vượng của các quốc gia giàu có?
1.1 Dẫn nhập
1.2 Một số vấn đề phương pháp luận: Những bài học rút ra từ lịch sử
Chương II: Các chính sách phát triển kinh tế: Các chính sách về công nghiệp, thương mại và công nghệ nhìn từ quan điểm lịch sử
2.1 Dẫn nhập
2.2 Những chiến lược đuổi kịp
2.2.1 Anh
2.2.2 Mỹ
2.2.3 Đức
2.2.4 Pháp
2.2.5 Thụy Điển
2.2.6 Các nền kinh tế nhỏ khác ở châu Âu.
2.2.7 Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở Đông Á.
2.3 Chiến lược giữ khoảng cách của các nước dẫn đầu và phản ứng của các nước theo sau – Anh và các nước khác.
2.3.1 Các nước thuộc địa.
2.3.2 Các nước nửa thuộc địa.
2.3.3 Các đối thủ cạnh tranh.
2.4 Các chính sách phát triển công nghiệp: một vài huyền thoại có tính lịch sử và bài học.
2.4.1 Một vài huyền thoại có tính lịch sử và sự kiện về các chính sách trong quá khứ.
2.4.2 “Không chỉ có thuế xuất nhập khẩu”: những mô hình đa dạng nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp non trẻ.
2.4.3 So sánh với các nước đang phát triển hiện nay.
Chương III: Các thiết chế và phát triển kinh tế: “Quản trị tốt” xét từ quan điểm lịch sử
3.1 Dẫn nhập
3.2 Lịch sử phát triển thiết chế ở các nước đã phát triển
3.2.1 Chế độ dân chủ
3.2.2 Bộ máy hành chính và bộ máy tư pháp
3.2.3 Quyền sở hữu
3.2.4 Quản trị doanh nghiệp
3.2.5 Các thiết chế tài chính
3.2.6 Các thiết chế về phúc lợi xã hội và lao động
3.2 Quá trình phát triển thiết chế ở các nước đang phát triển ngày đó và bây giờ
3.3.1 Lướt qua về lịch sử phát triển thiết chế ở các nước NDC
3.3.2 Con đường phát triển thiết chế kéo dài và quanh co
3.3.3 So sánh với các nước đang phát triển hiện nay
Chương IV: Những bài học cho hiện tại
4.1 Dẫn nhập
4.2 Tái tư duy về các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển
4.3 Tái tư duy về phát triển thiết chế
4.4 Những phản đối có thể có
4.5 Vài nhận xét mang tính kết luận
Thông tin tác giả:
Ha-Joon Chang sinh 07/10/1963 là tác giả nhiều cuốn sách bán chạy nhất cũng như là một trong những nhà kinh tế học không chính thống hàng đầu đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Hiện ông là giáo sư về Phát triển Kinh tế chính trị tại Đại học Cambridge. Ngoài ra, ông còn là một cố vấn danh tiếng cho một số ngân hàng lớn, các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc; một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế ở Washington.
Review sách Lên gác rút thang.
Đang cập nhật…
Mua sách Lên gác rút thang ở đâu.
Bạn có thể mua sách Lên gác rút thang chính hãng tại đây với giá 63.200₫.
Tìm kiếm liên quan
Lên gác rút thang PDF
Lên gác rút thang Full
Tải sách Lên gác rút thang Ebook Mobi
Lên gác rút thang EPUB
Ngày xuất bản: December 23, 2021 @ 7:07 am